Hãy cùng thẩm định giá IVC Việt Nam tìm hiểu rõ vai trò, mục tiêu và những căn cứ pháp lý của hệ thống đánh giá tiến bộ này.
Dịch vụ thẩm định giá là loại hình dịch vụ tư vấn được tổ chức và hoạt động theo mô hình doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu về thẩm định giá tài sản của xã hội trong cơ chế kinh tế thị trường ở nước ta. Trong quá trình hoạt động, để đạt được sự tín nhiệm của khách hàng, đứng vững, tồn tại và phát triển thì ngoài việc các doanh nghiệp phải có những nỗ lực tự khẳng định mình về năng lực hoạt động, chất lượng và hiệu quả hoạt động, rất cần thiết phải có một tổ chức khách quan thực hiện việc đánh giá, xếp hạng các doanh nghiệp nhằm mang đến lợi ích cho tất cả các thành tố tham gia thị trường Thẩm định giá, giúp cho hoạt động của thị trường Thẩm định giá công khai, minh bạch trong bối cảnh nghề Thẩm định giá Việt Nam đã hội nhập với nghề Thẩm định giá ở khu vực và Thế giới, cụ thể:
– Đối với doanh nghiệp TĐG: Việc được một tổ chức đánh giá, xếp hạng sẽ góp phần giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí xây dựng, quảng bá thương hiệu. Qua việc đánh giá, xếp hạng và giới thiệu, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được nâng cao, niềm tin của khách hàng Thẩm định giá đối với doanh nghiệp càng được củng cố, từ đó tạo cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng phạm vi hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ, khẳng định được vị thế cạnh tranh trên thị trường.
– Đối với khách hàng sử dụng dịch vụ Thẩm định giá: Thông qua việc đánh giá, xếp hạng các doanh nghiệp Thẩm định giá và công bố kết quả xếp hạng công khai sẽ giúp cho khách hàng biết được thực trạng và năng lực hoạt động của các doanh nghiệp Thẩm định giá; tiết kiệm được thời gian và chi phí tìm hiểu, lựa chọn doanh nghiệp Thẩm định giá và lựa chọn được đúng doanh nghiệp Thẩm định giá đáp ứng nhu cầu Thẩm định giá tài sản của mình.
– Đối với Bộ Tài chính, Hội Thẩm định giá Việt Nam: Việc đánh giá và xếp hạng các doanh nghiệp Thẩm định giá sẽ giúp cho Bộ và Hội đánh giá đúng năng lực, thực trạng của từng doanh nghiệp Thẩm định giá; kiểm soát, giám sát được hoạt động của các doanh nghiệp trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước về Thẩm định giá, tuân thủ các tiêu chuẩn Thẩm định giá Việt Nam, cạnh tranh về giá và chất lượng dịch vụ, kết quả và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp…Tạo điều kiện để xây dựng chiến lược nâng cao năng lực hoạt động của nghề Thẩm định giá, xây dựng kế hoạch quản lý điều hành hoạt động Thẩm định giá phù hợp với từng thời kỳ.
– Thời gian qua, tuy chưa thực hiện được việc đánh giá và xếp hạng các DN TĐG, nhưng Hội Thẩm định giá Việt Nam đã thực hiện việc giới thiệu các DNTĐG là Hội viên của Hội đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá trong phạm vi cả nước được khách hàng tín nhiệm trên báo Nhân Dân và website của Hội. Việc làm trên bước đầu đã có những tác động tích cực đến các hoạt động của doanh nghiệp và thị trường thẩm định giá. Tuy nhiên nhiều ý kiến đều thống nhất: nếu tiến xa hơn một bước nữa, thực hiện đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp và công bố công khai kết quả này thì sẽ có tác dụng lớn hơn nhiều.
II. Mục tiêu đánh giá và xếp hạng các doanh nghiệp TĐG Việt Nam
a) Giúp cho cơ quan quản lý có căn cứ đánh giá năng lực, thực trạng hoạt động , chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp TĐG để có các giải pháp quản lý, điều hành hoạt động Thẩm định giá có hiệu quả. Doanh nghiệp khẳng định được uy tín của mình trên thị trường. Khách hàng lựa chọn được doanh nghiệp cung ứng dịch vụ tốt nhất.
– Căn cứ điểm L, Khoản 2, Điều 5 quy định về Thẩm quyền quản lý Nhà Nước về Thẩm định giá của Bộ Tài chính tại Nghị định số …../2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về Thẩm định giá: “ Tổng kết, đánh giá về hoạt động thẩm định giá; quy định về kiểm soát chất lượng hoạt động TĐG và chấp hành các quy định của Nhà Nước về TĐG”.
Tổng hợp:IVC Việt Nam