Thẩm định giá là một hoạt động tồn tại khách quan trong đời sống kinh tế xã hội của các nước phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Ngay từ những năm 1940, thẩm định giá được thừa nhận là một nghề có vai trò quan trọng trong việc đánh giá hay đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị trường. Đặc biệt, trong những năm sau thời kỳ 1970 của thế kỷ XX, khi thị trường tài chính quốc tế xuất hiện và việc toàn cầu hóa thị trường, đầu tư phát triển nhanh chóng, người ta càng nhận thấy tầm quan trọng của thẩm định giá phục vụ cho hoạt động của thị trường này. Chính vì vậy các nước trên thế giới đã rất quan tâm đến việc hoàn thiện và phát triển hoạt động thẩm định giá, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội.
Nghề thẩm định giá của Việt Nam mới xuất hiện từ những năm 1993-1994 của thế kỷ trước, còn khá non trẻ so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thẩm định giá “du nhập” vào nước ta khi nền kinh tế chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Hoạt động thẩm định giá ra đời đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng trên nhiều lĩnh vực như: Xác định giá trị tài sản mua sắm từ nguồn ngân sách Nhà nước; xác định giá trị tài sản để góp vốn, thế chấp, bảo đảm vay vốn ngân hàng, mua bán, chuyển nhượng, đặc biệt là trong cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian gần đây…Dịch vụ thẩm định giá có vai trò đặc biệt quan trọng khi nền kinh tế đã chuyển một cách cơ bản từ cơ chế giá hành chính sang cơ chế giá thị trường, cụ thể: qua thẩm định giá góp phần tích cực trong việc tiết kiệm chi tiêu ngân sách Nhà nước trong đầu tư, mua sắm tài sản; chống lãng phí, thất thoát, tiêu cực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ tài sản, của các nhà đầu tư và của các bên có liên quan tham gia giao dịch.
1.1) Bản chất của hoạt động Thẩm định giá: Hoạt động thẩm định giá (TĐG) là một dịch vụ chuyên nghiệp rất cần thiết đối với sự vận hành của nền kinh tế thị trường. Thẩm định giá là việc xác định giá của tài sản trên thị trường. Nhưng TĐG là một dạng đặc biệt của việc xác định giá bởi công việc TĐG do các nhà chuyên môn được đào tạo, có kiến thức, có kinh nghiệm và có tính trung thực cao trong nghề nghiệp thực hiện. TĐG có vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta đưa ra các quyết định liên quan tới việc mua, bán, đầu tư, phát triển, quản lý, sở hữu, cho thuê, đánh thuế, bảo hiểm, cầm cố và kinh doanh tài sản. TĐG đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế trong thời kỳ mở cửa, nó phù hợp với quy luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần cùng hoạt động, đáp ứng yêu cầu khách quan, cấp thiết của công cuộc phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý của nhà nước Việt Nam hiện nay.
1.2) Vai trò của thẩm định giá trong nền kinh tế thị trường
– Thẩm định giá (TĐG) là công tác cơ bản để thực hiện bố trí và kinh doanh 1 cách hiệu quả.
Việc đánh giá được giá trị thực tế của tài sản là yêu tố quan trọng trong việc bố trí và kinh doanh tài sản nhằm đạt lợi ích kinh tế cao nhất.
– TĐG là thước đo cơ bản hiệu quả trong việc duy trì và điều hòa quyền lợi của người có quyền sở hữu và các quyền khác có liên quan đến tài sản
Thẩm định giá một cách công tâm, hiệu quả và sát thưc đem lại lợi ích to lớn trong việc tăng trưởng và phát triển tài sản quốc gia.
– TĐG là điều kiện cần có để khai phá yếu tố thị trường và thị trường sản quyền TĐG dựa theo thông lệ quốc tế có lợi cho việc mở cửa, kêu gọi đầu tư nước ngoài, duy trì lợi ích quốc gia
1.3)
Cơ sở pháp lý cho hoạt động thẩm định giá ở Việt Nam.
Sau khi Pháp lệnh giá được UBTV Quốc Hội ban hành, Việt Nam đã xây dựng được hành lang pháp lý về thẩm định giá. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 31/8/2005 của Chính phủ về
thẩm định giá và Bộ Tài chính đã ban hành được bộ 12 tiêu chuẩn thẩm định giá. Một số Quyết định, Nghị định khác như: Nghị định 153/2007/NĐ- CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bất động sản; Quyết định số 87/2008/QĐ- BTC về quy chế đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá; Quyết định số 55/2008/QĐ- BTC về việc ban hành quy chế thi, cấp, sử dụng và quản lý thẻ thẩm định viên về giá…
1.4) Những vấn đề trong thẩm định giá
Đến nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về thẩm định giá tài sản trong xã hội ngày càng lớn, đặt ra yêu cầu phải đưa thẩm định giá tài sản trở thành một nghề – một loại hoạt động dịch vụ tư vấn mang tính chuyên nghiệp, độc lập, khách quan, đủ năng lực hoạt động nhằm bảo đảm cho nghề thẩm định giá phát huy tốt vai trò của mình, từ đó góp phần bảo đảm lợi ích chính đáng của các bên tham gia thị trường. Tính đến hết năm 2012, hoạt động thẩm định giá và quản lý nhà nước về thẩm định giá ở Việt Nam bên cạnh những bước tiến và nỗ lực đáng ghi nhận còn có những hạn chế, bất cập nhất định. Việc tìm ra nguyên nhân của những hạn chế này là cơ sở cho việc xây dựng các định hướng và giải pháp nhằm phát triển ngành thẩm định giá trong tương lai. Phân tích cho thấy nguyên nhân của những bất cập, tồn tại này là:
Chưa có định hướng phát triển và chiến lược tổng thể cho hoạt động thẩm định giá;
Tầm quan trọng của hoạt động thẩm định giá còn chưa được xã hội đánh giá tầm quan trọng một cách đúng mức; thậm chí còn có sự lẫn lộn giữa định giá với thẩm định giá; thẩm định dự án,… dẫn đến mỗi Bộ, ngành được giao quản lý có những thiết kế khác nhau về cơ chế quản lý, điều hành từ đó làm nảy sinh những xung đột trong thực hiện, chồng chéo trong quản lý;
Do hoạt động thẩm định giá tại Việt Nam mới hình thành ở giai đoạn đầu, việc tổ chức hoạt động đáp ứng nhu cầu xã hội và công tác đào tạo, học tập kinh nghiệm, xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn… phải được tiến hành đồng thời trong khi nguồn lực mọi mặt còn hạn chế. Hơn nữa, có những nội dung trong nước chưa có điều kiện quy định nhưng vẫn phải tổ chức triển khai theo kinh nghiệm của các quốc gia khác;
Năng lực quản lý còn hạn chế so với đòi hỏi của việc đào tạo, hoàn thiện môi trường pháp lý để thúc đẩy phát triển nghề nghiệp.
Như vậy, xuất phát từ yêu cầu của nền kinh tế thị trường, từ thực trạng về hành lang pháp lý cũng như những bất cập trong hoạt động thẩm định giá của Việt Nam; đồng thời qua khảo sát kinh nghiệm tại một số nước trên thế giới cho thấy nghề thẩm định giá tài sản là một nghề cung ứng dịch vụ tư vấn cho xã hội không thể thiếu của nền kinh tế thị trường. Điều này đặt ra yêu cầu nâng cao năng lực hoạt động thẩm định giá ở nước ta.
Tập trung giải quyết nội dung này, ngày 28/3/2014, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 623/QĐ-BTC phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực hoạt động thẩm định giá của Việt Nam giai đoạn 2013-2020
Phát triển nghề thẩm định giá tài sản ở Việt Nam đảm bảo tuân thủ quy định của hệ thống pháp luật của Nhà nước, tạo môi trường pháp lý ổn định và thuận lợi để đưa nghề thẩm định giá tài sản thành một nghề có tính chuyên nghiệp cao.
Phát triển nghề thẩm định giá tài sản ở nước ta thành công cụ hữu hiệu giúp cho thị trường tài sản trở nên công khai, minh bạch; giúp cho việc quản lý và sử dụng hiệu quả các tài sản và các nguồn lực; giảm thiểu những rủi ro trong đầu tư; bảo đảm lợi ích hợp pháp và chính đáng của các bên tham gia thị trường thông qua việc xác định đúng giá trị của các tài sản.
Tăng cường vai trò quản lý nhà nước; sự quản lý, giám sát thống nhất của Bộ Tài chính trong lĩnh vực thẩm định giá tài sản; nâng cao vai trò của tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá; tôn trọng quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp, tôn trọng nguyên tắc độc lập, khách quan, trung thực trong hành nghề của thẩm định viên.
Phát triển nghề thẩm định giá tài sản ở nước ta phải đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với các nguyên tắc, thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Hội nhập khu vực và quốc tế sâu hơn trong lĩnh vực thẩm định giá tài sản.
Xây dựng môi trường pháp lý ổn định và thống nhất trong lĩnh vực thẩm định giá; phát triển nghề thẩm định giá theo lộ trình phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế và xã hội, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia nền kinh tế.
Tăng cường và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giá và thẩm định giá, tăng cường và củng cố cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực thẩm định giá đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Nâng cao năng lực hoạt động thẩm định giá phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế trong nước và hội nhập quốc tế. Phấn đấu đến năm 2015, cả nước có khoảng 1400 thẩm định viên về giá; đến năm 2020, cả nước có khoảng 2200 thẩm định viên về giá; nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn.
Phát triển đội ngũ thẩm định viên về giá một cách đồng bộ và có hệ thống nhằm xây dựng đội ngũ nhân lực có kiến thức, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp; đạt được sự công nhận lẫn nhau giữa các nước trong khu vực và trên thế giới.
Về công ty cổ phần Thẩm định giá IVC Việt Nam.
Được thành lập ngày 26 tháng 6 năm 2009, Công ty Cổ phần Thẩm định giá IVC Việt Nam là một công ty chuyên ngành thẩm định giá và tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn dự án. Thẩm định giá IVC Việt Nam đã cung cấp dịch vụ cho nhiều khách hàng với chất lượng cao, đã thực sự chiếm được sự tín nhiệm của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và đã dần khẳng định được năng lực của mình và hiện nay là một trong số ít đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên ngành Thẩm định giá có uy tín nhất ở Việt Nam.
Các văn phòng của Thẩm định giá IVC Việt Nam được đặt tại các địa điểm nhằm cung cấp các dịch vụ không chỉ tại các trung tâm của cả nước mà còn phục vụ cả các vùng biên giới nhằm đảm bảo cho việc cung cấp thông tin về giá và cung cấp dịch vụ thẩm định giá tài sản và tư vấn đến khắp mọi miền trong cả nước.
Để đảm bảo cung cấp dịch vụ thẩm định giá chính xác, thuận lợi và hiệu quả, chúng tôi đã tập hợp được cơ sở dữ liệu về giá đa dạng trong nhiều năm và một phần dữ liệu được đưa lên website ivc.com.vn. Ngay từ khi mới được thành lập, Công ty đã chú trọng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Thẩm định giá, nhiều phần mềm ứng dụng được xây dựng và sử dụng như: Phần mềm giá tài sản & máy móc thiết bị, phần mềm giá bất động sản, bản đồ giá đất…
Với chức năng, nhiệm vụ, chính sách chất lượng theo chuẩn mực thẩm định giá quốc tế và Việt Nam, Thẩm định giá IVC Việt Nam đã tuyển chọn và đào tạo một đội ngũ chuyên viên có đầy đủ kinh nghiệm và thông thạo trên nhiều lĩnh vực ngành nghề như: Xây dựng, điện, cơ khí, kinh tế, tài chính, luật…. đồng thời kết hợp một đội ngũ cộng tác viên là những tiến sĩ, thạc sĩ, thẩm định viên, kiểm toán viên, các chuyên gia tài chính, ngân hàng dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi cam kết mang lại cho quý khách hàng dịch vụ định giá hoàn hảo nhất theo tiêu chí “Nhanh hơn, hiệu quả hơn”.
Thẩm định giá IVC Việt Nam thấu hiểu được vai trò và sức mạnh của trí tuệ tổng hợp, do vậy chúng tôi cũng đã nhanh chóng hòa nhập và cộng tác cùng phát triển với nhiều Công ty thẩm định giá và Công ty kiểm toán, công ty tư vấn khác để cùng nhau phát triển.
Thẩm định giá IVC luôn hợp tác và trao đổi kinh nghiệm về Thẩm định giá nói riêng và Tư vấn Tài chính nói chung v ới nhiều cơ quan Thẩm định giá của các nước phát triển trên thế giới và trong khu vực như: Mỹ, Anh, Singapore, Thái lan …
Với sự kết hợp thế mạnh của các thành viên, Công ty Thẩm định giá IVC Việt Nam có sự am hiểu sâu rộng về môi trường kinh doanh cũng như môi trường pháp lý tại Việt Nam và đảm bảo cung cấp dịch vụ chuyên ngành và các giải pháp kinh doanh một cách toàn diện và hiệu quả cho nhiều khách hàng với chất lượng cao.
admin ivc.