Nghề thẩm định giá

Nghề thẩm định giá



GIỚI THIỆU



Đất nước Việt Nam ta đang trong tiến trình đồi mới cơ chế kinh tế và quản lý. Quá trình cổ phần hóa và tái cấu trúc các Doanh nghiệp nhà nước(DNNN) dẫn đến một khối lượng khổng lồ về nhu cầu đánh giá và thẩm định giá tài sản. Sự phát triển của thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản thương mại, xu hướng đô thị hóa và tính tất yếu của hoạt động mua bán và sáp nhập công ty…. đòi hỏi đánh giá đúng và kịp thời về một loại giá trị tài sản và giá trị doanh nghiệp.



Để đáp ứng nhu cầu trên đây của nền kinh tế, vấn đề nâng cao năng lực thẩm định giá và đánh giá giá trị tài sản của doanh nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Giải pháp cơ bản nhất là hình thành được một đội ngũ thẩm định viên chuyên nghiệp, nòng cốt được đào tạo chính qui về định giá tài sản, đặc biệt là định giá bất động sản và thương hiệu.

Bên cạnh đó, cũng cần xây dựng một đội ngũ đông đảo các trợ lý cho thẩm định viên về giá. Những người này chưa phải là thẩm định viên được cấp thẻ nhưng có vai trò trợ giúp quan trọng cho thẩm định viên trong việc thu thập số liệu và những công việc khởi đầu, hỗ trợ cho báo cáo thẩm định. Và trong tương lai, họ sẽ trở thành những thẩm định viên lành nghề được cấp thẻ.



https://ivc.com.vn/upload/tin-tuc-ivc_files/ivc/tro%20thanh%20tham%20dinh%20vien.jpg

Hiệp hội thẩm định giá Việt Nam và bộ tài chính thường xuyên tổ chức cấp thẻ 

the tham dinh vien ve gia

Thẻ nghề thẩm định giá do Bộ Tài Chính cấp của Chị Hiệp





THẨM ĐỊNH GIÁ LÀ GÌ



Có thể định nghĩa thẩm định giá (Valuation hay Appraisal) là việc ước tính hay xác định giá trị của một tài sản. Hoặc đó là cách thức mà giá trị một tài sản được ước tính tại một thời điểm và một địa điểm nhất định. Hay thẩm định giá là một nghệ thuật hay khoa học về ước tính giá trị cho một mục đích cụ thể của một tài sản cụ thể tại một thời điểm, có cân nhắc đến tất cả những đặc điểm của tài sản, cũng như xem xét tất cả các yếu tố kinh tế căn bản của thị trường bao gồm các loại đầu tư lựa chọn.



CÁN BỘ VÀ THẨM ĐỊNH VIÊN SẺ LÀM GÌ? Ở ĐÂU?



Theo thông lệ quốc tế, trong nghề Thẩm định giá chia làm 2 cấp: chuyên viên thẩm định giá và trợ lý chuyên viên thẩm định giá. Các cán bộ và chuyên viên thẩm định giá cung cấp những dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng



a. Dịch vụ thẩm định giá theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức của Nhà nước, được thể hiện trong điều 13 Pháp lệnh giá: Tài sản của Nhà nước phải thẩm định giá bao gồm:

– Tài sản được muabằng toàn bộ hoặc một phần từ nguồn ngân sách nhà nước;

– Tài sản của Nhà nướccho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn và các hình thức chuyển quyền khác;

– Tài sản của doanhnghiệp nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn, cổ phần hóa, giải thể và các hình thức chuyển đổi khác;

– Tài sản khác củaNhà nước theo quy định của pháp luật phải thẩm định giá.

Chính phủ quy định mức giá trị tài sản của Nhà nước thuộc khoản này phải thẩm định giá.



b. Dịch vụ thẩm định giá của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá, đây cũng là một nhu cầu của xã hội ngày càng tăng khi thị trường bất động sản phát triển.

Để bảo đảm được nhu cầu thẩm định giá tài sản nêu trên, trong pháp lệnh Giá đã quy định: “Doanh nghiệp thẩm định giá bao gồm doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác (bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Như vậy, ngoài hai trung tâm thẩm định giá trực thuộc Bộ Tài chính (Trung tâm thông tin Thẩm định giá Việt Nam đã có khoảng gần 200 người làm công tác Thẩm định giá), trong thời gian tới các tỉnh, thành phố sẽ thành lập các doanh nghiệp hoặc các bộ phận thẩm định giá. Sự thay đổi và phát triển đó đòi hỏi nhân sự phải có chuyên môn, nghiệp vụ về thẩm định giá.



Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Thẩm định giá có thể làm việc với các chức danh:

– Thẩm định viên của các cơ quan có chức năng thẩm định giá tài sản, hàng hoá thuộc các bộ, ngành kinh tế như Bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài nguyên môi trường…

– Cán bộ và chuyên viên thẩm định giá trong các tổ chức khác nhau như sở, phòng tài chính, phòng địa chính của các địa phương và của các đơn vị kinh tế như các văn phòng luật sư về sở hữu trí tuệ, phòng kiểm định chất lượng, phòng đăng kiểm…

– Cán bộ và chuyên viên thẩm định giá làm việc trong các đơn vị kinh doanh như ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, công ty xuất nhập khẩu, công ty xây dựng….

– Cán bộ và chuyên viên của các công ty tư vấn tài chính và kinh doanh bất động sản.

– Giảng viên, cán bộ nghiên cứu ở các trường đại học có đào tạo và giảng dậy thẩm định giá, các viện nghiên cứu tài chính – giá cả…

– Chuyên gia thẩm định giá trong các công ty chuyên về thẩm định giá, công ty kiểm toán, công ty chứng khoán, …



NGHỀ THẨM ĐỊNH GIÁ LÀ MỘT NGHỀ HẤP DẪN VÀ RẤT TRIỂN VỌNG



Bởi nghề có 4 thuận lợi đặc biệt

– Nếu bạn chọn nghề thẩm định giá, bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn do nhu cầu về cán bộ, chuyên viên thẩm định giá trong nền kinh tế quốc dân ngày càng tăng nhanh xuất phát từ nhiều yếu tố khách quan. Nhu cầu đào tạo đội ngũ thẩm định viên về giá của một quốc gia phụ thuộc vào nhu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu mở rộng các khu đô thị, khu công nghiệp của quốc gia đó.

– Bạn cũng có cơ hội lựa chọn việc làm theo năng lực cá nhân trong việc cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng cho khách hàng. Các cán bộ và chuyên viên thẩm định giá cung cấp những dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Thứ nhất, đó là dịch vụ thẩm định giá theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức của Nhà nước. Thứ hai, dịch vụ thẩm định giá của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá, nhu cầu này của xã hội ngày càng tăng khi thị trường bất động sản phát triển.

– Khi bạn chọn nghề thẩm định giá, bạn cũng có nhiều cơ hội lựa chọn địa điểm làm việc: ngoài hai trung tâm thẩm định giá trực thuộc Bộ Tài chính ở Hà nội và TP HCM, trong thời gian tới các tỉnh, thành phố sẽ thành lập các doanh nghiệp thẩm định giá.

– Bạn cũng có thể làm việc với các chức danh khác nhau, trong các tổ chức khác nhau như ngân hàng, công ty quản lý quĩ, công ty kinh doanh bất động sản…

– Bạn sẽ có thu nhập ổn định và đảm bảo cuộc sống. Giống như chuyên viên tài chính, thẩm định viên về giá có vai trò quan trọng trong các tổ chức tài chính-ngân hàng cũng như các đơn vị kinh doanh bất động sản



Tuy có nhiều triển vọng nhưng lại không ít thách thức:

– Bạn sẽ bắt gặp những thách thức nghề nghiệp đầu tiên ngay trong quá trình học đại học với những yêu cầu kiến thức rất đa dạng. Nghề thẩm định giá đòi hỏi cả những kiến thức kinh tế vĩ mô (ví dụ như chính sách và tác động của chính sách đối với thị trường bất động sản) và kinh tế vi mô (quản trị các hoạt động cung cấp dịch vụ). Bạn phải nẵm vững và sử dụng tốt các công cụ tài chính, toán kinh tế. Những kiến thức về thẩm định dự án đầu tư, marketing bất động sản…cũng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều sau này

– Khi mới tốt nghiệp, chắc chắn bạn chưa thể có thẻ thẩm định viên và bạn sẽ làm việc với tư cách trợ lý thẩm định viên. Công việc này có vai trò quyết định đến kết quả của dự án thẩm định tài sản nhưng không hoàn toàn đơn giản và dễ nản chí, đặc biệt nếu khối lượng công việc quá nhiều và hành lang pháp lý về định giá tài sản chưa đầy đủ, thông tin thiếu minh bạch.

– Công việc của thẩm định viên về giá rất phức tạp và chịu nhiều áp lực, cả về khoa học lẫn về kinh tế-xã hội nên đòi hỏi mức độ làm chủ bản thân rất cao.

– Là một thẩm định viên về giá, bạn có trách nhiệm làm sáng tỏ những giao dịch trên thị trường một cách có căn cứ và áp dụng phương pháp thẩm định thông thường để đưa ra quan điểm về giá trị thị trường của tài sản đánh giá. Vấn đề là ở chỗ kết quả của thẩm định giá là một quan điểm và mang tính chất chủ quan. Chính vì vậy, bạn phải cố gắng đạt kết quả một cách chính xác nhất đồng thời phảI biết bảo vệ quan điểm cá nhân bằng những lập luận xác đáng.

– Các thẩm định viên cũng phải chịu trách nhiệm pháp lý về những đánh giá của mình. Điều này đòi hỏi, một mặt, bạn phải đựoc đào tạo cơ bản, có trình độ nghiệp vụ và mặt khác, bạn phải cẩn trọng trong công việc. Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng vì khi bạn đã rất cẩn trọng trong công việc thì bạn sẽ không phảI chịu trách nhiệm pháp lý trong trường hợp đánh giá của bạn khác với đánh giá của các thẩm định viên khác hoặc khác với mức giá thị trường thực tế.



NGHỀ THẨM ĐỊNH GIÁ TẠI VIỆT NAM



Thẩm định giá hay đánh giá giá trị tài sản là một hoạt động tư vấn về kinh tế thuộc lĩnh vực tài chính-giá cả. Đó cũng là một nội dung quản lý Nhà nước về giá nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội.

Theo tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, nhu cầu về thẩm định giá tăng lên nhanh chóng. Hơn nữa, hàng năm, ngân sách Nhà nước cấp cho đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm thiết bị rất lớn do đó, nhu cầu đánh giá tài sản để định giá nguồn tài nguyên quốc gia nhằm đảm bảo quản lý, phân bổ và sử dụng có hiệu quả. Những phần đóng góp của phía Việt nam trong liên doanh với nước ngoài cũng cần được đánh giá về mặt giá trị. Trong các hoạt động nghiệp vụ của các tổ chức tài chính ngân hàng, định giá tài sản để chuyển nhượng, thanh lý, thế chấp…ngày càng có vị trí quan trọng.



Chính những lý do trên khẳng định nghề thẩm định giá được coi như là một nghề hoạt động trong xã hội tương tự như nghề Kế toán, Kiểm toán.

Tại Việt Nam, công tác thẩm định giá mới được thực hiện từ năm 1998, lúc đầu do cơ quan quản lý Nhà nước về giá (Ban Vật giá Chính phủ và phòng giá Sở Tài chính – Vật giá Tỉnh, Thành phố) tổ chức thực hiện, sau đó thành lập hai trung tâm thẩm định giá trực thuộc Ban Vật giá Chính phủ (nay là Cục quản lý giá trực thuộc Bộ Tài chính) tổ chức thực hiện theo hình thức dịch vụ có thu. Tại các địa phương chưa thành lập trung tâm thẩm đinh giá thì vẫn do sở Tài chính tổ chức thực hiện.



Ngày 20/12/1997 Thủ tưởng Chính phủ đã ban hành quyết định số 1179/QĐ-TTg về một số chủ trương biện pháp điều hành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 1998, tại điêu 4 quyết định này có quy định: “Thực hiện cơ chế Thẩm định giá và đấu thầu trong việc sử dụng nguồn ngân sách mua sắm các thiết bị tài sản trong các dự án đầu tư xây dựng” thi hành quyết định này.

Từ thực tiễn hoạt động thẩm định giá của Việt Nam và phù hợp với thông lệ Quốc tế, hoạt động thẩm định giá đã được đưa vào trong Pháp lệnh giá có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2002.

Là thành viên chính thức của Hiệp hội thẩm định giá ASEAN (AVA) và quan sát viên của Tổ chức thẩm định giá quốc tế (TIAVSC), khi thực hiện đánh giá tài sản, cần phải dựa trên những định chế, tiêu chuẩn và nội dung định giá và phù hợp với thông lệ quốc tế và khu vực.

Đối với Việt nam, đây là một lĩnh vực còn mới mẻ và còn thiếu kinh nghiệm nên yêu cầu phải nâng cao năng lực thẩm định giá ngày càng trở nên cấp bách. Đó cũng chính là lý do ngày càng có nhiều cơ sở đào tạo bậc đại học mở chuyên ngành thẩm định giá và cũng là cơ hội nghề nghiệp cho các bạn.



BẠN HỌC NGHỀ THẨM ĐỊNH GIÁ Ở ĐÂU?



Đào tạo dài hạn: Đối tượng đào tạo là những học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học thi vào đại học. Hiện tại, hình thức đào tạo bậc đại học về thẩm định giá đựoc tổ chức tại Trường ĐH Kinh tế quốc dân , Học viện Tài chính, Trường ĐH Bán công marketing, TP HCM (thuộc Bộ Tài chính), Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh.



Đào tạo ngắn hạn: tại các trung tâm đào tạo như

– Hiệp hội thẩm định giá Việt Nam,

– Trung Tâm Tư Vấn Doanh Nghiệp & Phát Triển Kinh Tế Vùng(thuộc ĐHKT TP. HCM- Khoa Kinh tế phát triển),

– VIỆN QUẢN TRỊ VÀ TÀI CHÍNH IFA,

– Công ty CP giáo dục Việt Nam –

– Trung tâm kế toán Quốc gia, Trung tâm bồi dưỡng và tư vấn tài chính kế toán

Xem thêm chi tiết danh sách các trung tâm đào tạo thẩm định giá

https://ivc.com.vn/tin-tuc/370_tong-hop-cac-trung-tam-dao-tao.html



PGS, TS Vũ Trí Dũng/ ĐH Kinh tế quốc dân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *