IVC Việt Nam trích nguyên văn nội dung hỏi đáp để những bạn sinh viên trong ngành thẩm định giá có thêm một nguộn thông tin để tham khảo và nhìn nhận rõ hơn về ngành mà các bạn đang học
Câu hỏi:
Trả lời:
+ Theo dõi, quản lý hồ sơ đã được định giá; chủ trì công tác định giá lại tài sản.
+ Trực tiếp thực hiện thẩm định giá các hợp đồng thuộc lĩnh vực: thẩm định giá bất động sản, động sản, giá trị doanh nghiệp. Lập báo cáo định giá và đề xuất kết quả định giá.
+ Tham gia đề xuất, cảnh báo rủi ro trong việc định giá, quản lý đối với các nhóm tài sản theo từng thời kỳ.
Bạn cũng có thể làm việc với các chức danh khác nhau:
– Thẩm định giá viên của các cơ quan có chức năng thẩm định giá tài sản, hàng hóa thuộc các bộ, ngành kinh tế như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài nguyên Môi trường…
– Cán bộ và chuyên viên thẩm định giá trong các tổ chức khác nhau như sở, phòng tài chính, phòng địa chính của các địa phương và của các đơn vị kinh tế như các văn phòng luật sư về sở hữu trí tuệ, phòng kiểm định chất lượng…
– Cán bộ và chuyên viên thẩm định giá làm việc trong các đơn vị kinh doanh như ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, công ty xuất nhập khẩu, công ty xây dựng, công ty kiểm toán, công ty chứng khoán…
– Giảng viên, cán bộ nghiên cứu ở các trường ĐH có đào tạo và giảng dạy thẩm định giá, các viện nghiên cứu.
Thẩm định viên ngoài khả năng về chuyên môn, am hiểu thị trường, có kiến thức về các văn bản pháp luật trong lĩnh vực đầu tư, tư vấn; hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực phân tích tài chính, thẩm định giá, khả năng ngoại ngữ và tin học (các ứng dụng tin học văn phòng), tính kiên trì và cẩn thận trong việc thu thập thông tin và xử lý số liệu.
Hãy hoàn thiện kiến thức và kỹ năng của mình ngay từ bây giờ bạn nhé!
Xem thêm các bài hữu ích khác về nghề thẩm định giá:
Nghề thẩm định giá
Tư vấn về nghề thẩm định giá Bất Động Sản cho sinh viên
Tiêu chí đánh giá một thẩm định giá chuyên nghiệp
Tổng hợp các trung tâm đào tạo thẩm định giá
MAI ĐAN THANH
(chuyên viên tư vấn nghề nghiệp VietnamWorks).