- TỔNG QUAN
Thẩm định giá trị Doanh nghiệp” được hiểu và thừa nhận một cách rộng rãi là việc:
– Điều tra và phân tích chi tiết các hoạt động, tài sản, các khoản ghi nợ
– Đánh giá các hoạt động, tài sản, các khoản ghi nợ của công ty
– Xác định giá trị hiện hữu và tiềm năng của một doanh nghiệp.
- THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP NHẰM MỤC ĐÍCH
– Phát hành cổ phiếu, bán cổ phiếu ra công chúng
– Chứng minh năng lực tài chính
– Cải tổ doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh
– Phục vụ để cổ phần hóa, liên doanh, góp vốn
– Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
– Thành lập hoặc giải thể doanh nghiệp
- ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ THẨM ĐỊNH GIÁ:
Các công ty tư nhân, tổ chức và doanh nghiệp nhà nước
– Đã và đang chuẩn bị cổ phần hóa
– Dự kiến sẽ có những thay đổi đáng kể về quyền sở hữu hoặc cơ cấu vốn của công ty: sáp nhập, liên doanh, liên kết, chuyển nhượng vốn, mua bán công ty hoặc nhượng quyền kinh doanh…
– Chuẩn bị phát hành trái phiếu lần đầu tiên ra công chúng
– Đang trên đà phát triển và mở rộng qui mô hoạt động, hoặc có sự thay đổi về tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- CÁC NỘI DUNG CẦN THẨM ĐỊNH
Các khu vực thẩm định chủ chốt trong quá trình “Định giá trị Doanh nghiệp”:
– Các yếu tố khách quan:
+ Phân tích ngành
+ Ảnh hưởng của tình hình và xu hướng kinh tế quốc gia
+ Các yếu tố cạnh tranh bên ngoài
– Các yếu tố chủ quan:
+ Các báo cáo tài chính – Đảm bảo độ chính xác.
+ Tài sản – Xác thực giá trị, tình trạng, và quyền sở hữu.
+ Nguồn nhân lực – Xác định điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ nhân viên.
+ Chiến lược bán hàng – Phân tích các chính sách bán hàng, bao gồm các đánh giá về tính hiệu quả và không hiệu quả
+ Marketing – Xem xét tính hiệu quả của các chương trình, chiến lược marketing
+ Lĩnh vực hoạt động – đánh giá lĩnh vực hoạt động của công ty
+ Đối thủ cạnh tranh – Hiểu và nắm bắt được các mối đe dọa cạnh tranh tiềm tàng.
+ Hệ thống quản lý nội bộ – hiệu quả chưa? Có cần thiết cải tiến không?
+ Các vần đề về luật pháp – thuế, cơ cấu vốn…
+ Các hợp đồng và hợp đồng cho thuê
+ Hệ thống các nhà cung cấp – Độ tin cậy cũng như các điều khoản thương mại
- CÁC PHƯƠNG PHÁP TRONG ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP
– Phương pháp giá trị tài sản thuần
– Phương pháp chiết khấu luồng cổ tức
– Phương pháp chiết khấu lợi nhuận
– Phương pháp chiết khấu dòng tiền
– Phương pháp hệ số giá/thu nhập(P/E)
- DANH SÁCH CÁC DỰ ÁN THẨM ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP